Các vấn đề khác Nguyễn_Xuân_Diện

Năm 2017, cuốn sách "Đường thi quốc âm cổ bản" do Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông sưu tập và biên dịch[4] sau khi phát hành không lâu thì từ bạn đọc từ những người làm sách đến giới nghiên cứu ngành Hán Nôm đều chỉ trích cuốn sách "đạo văn". Theo TS. Nguyễn Phúc Anh "Trong số 222 bài thơ Đường được giới thiệu trong ĐTQÂCB thì có đến 197 bài sao chép phần dịch nghĩa đăng tải trên trang thivien.net trước năm 2017 với tỷ lệ trùng lặp từ 41% đến 100%. Có 86 bài dịch nghĩa sao chép từ 90% trở lên, chỉ có 4 bài sao chép dưới 50%" và ""Đây là hành vi ăn cắp thành quả nghiên cứu của người khác để in sách trắng trợn nhất, là hình thức "đạo văn" không thể chối cãi của hai ông Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông trong sách ĐTQÂCB".[5]

Ngày 11/12/2018 khi nghiệm thu lần thứ 2 đề tài cấp cơ sở của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, "Nghiên cứu nghệ thuật thư họa trong tài liệu Hán Nôm" do Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện làm chủ nhiệm, thì phản biện 2 của Hội đồng nghiệm thu là Tiến sĩ Trần Trọng Dương, đã kết luận: "Gần 106 lần (=38 lần (đoạn văn) + ≈ 68 lần (ảnh)) vi phạm Công văn số 960/KHXH-QLKH của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam do Chủ tịch GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn ký ngày 22/5/2018 về việc chủ nhiệm đề tài phải chịu trách nhiệm đối với "nội dung khoa học và mức độ chính xác của các trích dẫn" trong đề tài nghiên cứu".

Kết luận này dẫn đến đề tài đã không được Hội đồng nghiệm thu thông qua. Mặt khác nó cũng khơi lại việc "đặt dấu hỏi về hàng loạt nghi vấn khoa học trước đó" đối với ông Diện.[6][7]